183 Nguyễn Xiển, Hà Nội

XỬ LÝ KHI Ô TÔ HẾT ĐIỆN!!!

Cách xử lý khi ô tô hết điện ắc quy, tài mới nên biết

 Thanh Niên Online

Nắm rõ các bước câu bình kích điện ắc quy giúp “tài mới” gạt bỏ mối lo khi ắc quy hết điện /// Trần Hoàng

Nắm rõ các bước câu bình kích điện ắc quy giúp “tài mới” gạt bỏ mối lo khi ắc quy hết điệnTRẦN HOÀNG

Trang bị đủ dụng cụ đồng thời nắm rõ các bước câu bình kích điện ắc quy, sẽ giúp các “tài mới” gạt bỏ mối lo khi ắc quy hết điện khiến động cơ, thiết bị điện trên xe không hoạt động.

TIN LIÊN QUAN

Cách xử lý khi ô tô hết điện ắc quy, tài mới nên biết - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

4 cách xử lý kính ô tô bị mờ khi trời mưa ẩm

Nắm rõ cách điều chỉnh hệ thống điều hòa, chế độ lấy gió và một số mẹo nhỏ khác... sẽ giúp lái xe khắc phục được hiện tượng kính ô tô bị mờ khi lái xe trong thời tiết mưa ẩm.

Ắc quy được xem là nguồn cung cấp điện khi động cơ ô tô chưa hoạt động. Thông thường, khi ô tô không sử dụng trong một thời gian dài hay tài xế quên tắt các thiết bị tiêu thụ điện năng như đèn pha, đầu DVD… trước khi rời khỏi xe, rất dễ làm cạn kiệt nguồn điện ắc quy. Đến khi cần đề máy, ắc quy không thể cung cấp đủ nguồn điện để khởi động động cơ.

Cách xử lý khi ô tô hết điện ắc quy, tài mới nên biết - ảnh 2

Quên tắt các thiết bị như đèn pha, đầu DVD... dễ làm cạn kiệt nguồn điện ắc quy

Khi rơi vào tình huống này, các “tài mới” chưa có nhiều kinh nghiệm khắc phục sự cố trên ô tô thường lúng túng và nghĩ ngay đến việc gọi điện cho trung tâm cứu hộ. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ mất rất nhiều thời gian và làm gián đoạn hành trình nếu xe hết điện ắc quy tại những địa điểm ở xa trung tâm dịch vụ. Chính vì vậy, khi sử dụng ô tô các lái xe nên nắm rõ các bước câu bình kích điện ắc quy và trang bị đầy đủ dụng cụ cần thiết để tự tay khắc phục sự cố này.

Trang bị dây câu bình điện trên xe

Với ô tô số sàn, khi ắc quy hết điện nhiều người thường sử dụng biện pháp đẩy cho xe chuyển động và kết hợp vào số để kích điện ắc quy. Tuy nhiên, cách làm này không mấy an toàn với điều kiện giao thông tại VN, đồng thời không thể áp dụng với ô tô trang bị hộp số tự động. Vì vậy, khi sử dụng ô tô, lái xe nên trang bị sẳn trên xe 2 sợi dây câu bình điện để sử dụng khi gặp sự cố ô tô hết điện ắc quy.

Cách xử lý khi ô tô hết điện ắc quy, tài mới nên biết - ảnh 3

Lái xe nên trang bị sẳn trên xe 2 sợi dây câu bình điện để sử dụng khi gặp sự cố

Dây cầu bình điện thường gồm 2 sợi tách biệt, trong đó dây màu đỏ để nối cọc dương (+), dây màu đen để nối cọc âm (-). Nên chọn những loại dây dài khoảng 2 mét, có sẳn đầu kẹp để dễ dàng sử dụng.

Bên cạnh đó, tài xế nên nắm rõ vị trí đặt bình ắc quy trên xe để thao tác thuận tiện khi đấu nối. Phần lớn các mẫu xe hiện đều đặt ắc quy bên dưới nắp ca pô, trong khoang động cơ. Tuy nhiên, cũng có một số mẫu xe bố trí ắc quy ở khoang sau hay những vị trí ở khu vực khó tiếp cận, thường có thêm đầu kết nối với ắc quy kích.

Cách xử lý khi ô tô hết điện ắc quy, tài mới nên biết - ảnh 4

Nên nắm rõ vị trí đặt bình ắc quy trên xe để thao tác thuận tiện

Các bước đấu nối, kích điện ắc quy ô tô

Nhờ sự giúp đỡ từ các xe khác: Khi ô tô của bận hết điện ắc quy, hãy nhờ sự giúp đỡ của một xe khác trang bị ắc quy đủ điện để đấu nối, kích điện trở lại. Di chuyển sao cho chiếc xe vẫn hoạt động bình thường đỗ gần với xe hết điện ắc quy để dễ câu bình.

Cách xử lý khi ô tô hết điện ắc quy, tài mới nên biết - ảnh 5

Nếu ắc quy nằm trong khoang động cơ nên đậu 2 xe đối đầu để dễ câu bình

Vệ sinh khoang động cơ, các đầu cực ắc quy: Trước khi dùng dây câu bình điện, cần dung khan khô lau khoang động cơ cũng như vệ sinh 2 đầu cực của bình ắc quy để đảm bảo khả năng dẫn điện. Ngoài ra, nên kiểm tra xăng dầu rò rỉ phòng tình huống các đầu kẹp chập vào nhau có thể gây cháy nổ.

Tắt các thiết bị điện trên xe: Nên tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện năng như đầu DVD, quạt gió, đèn chiếu sáng… trên cả hai xe để đảm bảo ắc quy đủ tải trong quá trình câu bình.

Cách xử lý khi ô tô hết điện ắc quy, tài mới nên biết - ảnh 6

Dùng đầu kẹp của dây câu bình màu đỏ nối với cực dương của ắc quy bị hết điện

Dùng dây câu bình: Trên các loại bình ắc quy ô tô hiện nay, cực dương kí hiệu màu đỏ hoặc dấu (+) thường được thiết kế lớn hơn cực âm (-). Dùng một đầu kẹp của dây câu bình màu đỏ nối với cực dương của ắc quy bị hết điện. Đầu kẹp còn lại của dây màu đỏ nối với cực dương (+) của ắc quy dùng để kích điện trên xe cứu hộ. Khi thực hiện thao tác này, cần chú ý không để các đầu kẹp chạm vào nhau hay chạm vào thân xe vì có thể gây nẹt lửa dẫn đến cháy nổ.

Tiếp theo, tài xế sử dụng một đầu dây câu bình màu đen nối với cực âm (-) trên ắc quy kích của xe cứu hộ. Đầu dây màu đen còn lại kẹp vào một bộ phận kim loại không sơn trên xe bị hết điện ắc quy.

Cách xử lý khi ô tô hết điện ắc quy, tài mới nên biết - ảnh 7

Chú ý không để các đầu kẹp chạm vào nhau vì có thể gây nẹt lửa dẫn đến cháy nổ

Khởi động xe: Sau khi đã hoàn thành phần nối dây câu bình, tài xế khởi động xe cứu hộ trước. Cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải khoảng 3 - 5 phút để sạc điện cho chính ắc quy trên xe cứu hộ cũng như ắc quy trên ô tô bị hết điện. Sau một vài phút, bắt đầu đề máy khởi động xe từng bị hết điện ắc quy. Nếu xe không khởi động được, hãy cố gắng đợi thêm vài phút sau đó thử đề lại máy cho đến khi xe khởi động được.

Tháo dây câu bình: Sau khi xe đã khởi động được, tài xế nên thao dây câu bình, lưu ý thao tác này nên cẩn thận, không để cho hai đầu dây chạm vào nhau có thể gây cháy nổ. Tiếp tục để động cơ xe hoạt động trong khoảng 10 - 15 phút, đồng thời không bật ngay các thiết bị tiêu thụ điện để đảm bảo đủ điện năng từ máy phát vào ắc quy.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

QUY TRÌNH ĐẤU NỐI ẮC QUY, CỨU HỘ ẮC QUY

QUY TRÌNH ĐẤU NỐI ẮC QUY, CỨU HỘ ẮC QUY Khi đấu nối ắc quy vào xe cứu hộ, cần tuân thủ đúng thứ tự từng cọc âm dương để tránh chạm chập. Tiến hành:   Vị trí 2 xe: đặt 2 xe sao cho vị trí giữa hai ắc quy gần nhất, nhưng không để cho 2 xe tiếp xúc với nhau.         Mở mui: tìm vị trí bình ắc quy trên 2 xe và xác định các cực âm (-), dương (+).           Bảo hộ: sử dụng kính và găng tay để bảo hộ khi đấu nối           Đấu nối cáp: đấu nối cáp theo đúng thứ tự (1)->(2) sau đó (3)->(4). Trong...

10 DẤU HIỆU ẮC QUY CẦN KIỂM TRA VÀ CHĂM SÓC!!!

10 DẤU HIỆU ẮC QUY CẦN ĐƯỢC KIỂM TRA VÀ CHĂM SÓC Những dấu hiệu thường gặp cần để ý khi sử dụng bình: 1. Độ sáng đèn mờ, các thiết bị điện tử hoạt động yếu, hoặc không hoạt động. 2. Âm thanh khởi động nghe click...click. 3. Đèn báo nạp ắc quy không tắt khi động cơ đang hoạt động. 4. Bột trắng bám đầu cực. 5. Các kết nối không chắc chắn (đai kẹp và cáp kết nối đầu cực). 6. Dây cáp bị trầy , xước, gãy. 7. Màu sắc mắt thần biểu hiện tình trạng bình ắc quy: (Xanh: bình tốt, Đen/ Trắng: bình...

Hướng dẫn sử dụng bình ắc quy khô kín khí (MF, CMF)

Hướng dẫn sử dụng bình ắc quy khô kín khí (MF, CMF)   HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÌNH ẮC QUY KHÔ MF ( ẮC QUY KHÔ KÍN KHÍ ) 1. Bình ắc qui khô kín khí (MF, CMF) là bình đã có điện dịch nên có thể sử dụng ngay.   2. Trong quá trình sử dụng, bình ắc quy không cần phải bảo dưỡng (không cần phải kiểm tra và châm thêm nước cất).   3. Trên mặt bình có mắt thần (bình ắc qui cho xe ôtô và tàu thuyền, máy phát điện....), màu của mắt thần biểu hiện trạng thái của bình ắc qui: Xanh: Bình...
Bản quyền thuộc về Điện Chuẩn.
Lên đầu trang
www.dienchuan.vn www.dienchuan.vn www.dienchuan.vn
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng